Đang giơ tay ngoắt xe bà Nguyễn Thị Huệ, ở xóm Minh Quý, xã Kỳ Nam nói: May có nghề này không thì dân chúng tôi không biết làm chi mà ăn, ban đầu có mấy quán nhưng giờ ở đây chú coi có cả “phố nước mui” luôn. Cũng nhờ đổ nước mui mà con cái được học hành, kinh tế gia đình đỡ được phần nào”.
Dù trời nắng, mưa hay giá rét người dân Kỳ Nam luôn bán trụ bên lề đường trông có chiếc xe nào ghé vào quán để đổ nước, xịt lốp và lau chùi không. Với công việc dùng vòi rồi xả nước vào bình, xịt vào lốp và lau chùi xe…
"Phố nước mui" dưới chân đèo ngang |
“Ngày trước chưa có hầm đèo Ngang, trước khi lên đèo xe hay dừng lại đổ nước, xịt lốp, rửa xe nhiều lắm nhưng giờ khi thông hầm xe dừng đổ nước ít dần. Quán xá lại mọc lên như nấm, thu nhập thấp hơn nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải bám nghề chứ không có nghề nào hơn nữa”, bà Trần Thị Lợi, xóm Minh Tiến kể.
Mỗi ngày, một hộ gia đình mưu sinh bằng nghề nước mui cũng kiếm được 50-100 ngàn đồng. Vào mùa hè, xe dừng lại đổ nước nhiều, có những ngày họ cũng kiếm được 300-400 ngàn, còn mùa đông thì ít hẳn. Để hành nghề đổ nước mui họ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ.
Ông Nhuyễn Văn Ngọ, xóm Minh Thành liệt kê: Phải bỏ ra hơn 15 triệu, nào là vòi ống, máy, bơm, xây bể, khoan giếng và rồi đổ đất làm bãi cho xe đậu…ở đây gia đình nào cũng đi vay mượn về mở quán hết, chừng hai ba năm hành nghề gom góp là trả được hết nợ cả”.
Nhiều gia đình đã tại đây đã thoát nghèo nhờ "phố nước mui". |
Là một trong ba gia đình mở quán nước mui sớm nhất, bác,Nguyễn Thị Viên, xóm Minh Tiến khoe: Nhờ đổ nước mui mà tôi nuôi được ba đứa con học đại học đó. Đứa đầu học Đại học Y Hà Nội ra trường đi làm rồi, còn một đứa nữa đang học Đại học Đà Lạt, một đứa học Đại học Sư phạm Huế, nay còn một đứa đang học cấp hai.
Học sinh làm “quái” vẫy
Giữa trời nắng chang chang, gió Lào thổi khô hốc, mặt đường nỏng bóng rát nhưng mỗi khi có chiếc xe nào chạy qua, hàng chục người dân “phố nước mui” ra đứng bên đường ngoắt tay liên tục bắt xe.
Chạy qua bao nhiêu quán, bao nhiêu người ngoắt nhưng cuối cùng chiếc xe tải mang biển số 34K-5329 lại vào quán mình, chủ lái xe chưa xuống nhưng bà Nguyễn Thị Huệ,. Xe vừa tấp vào là người nào việc nấy. Mẹ thì kéo vòi xịt nước vào lốp liền còn đứa con gái nhanh chóng kéo vòi cho nước vào bình.
Sau gần 30 phút chiếc xe chuyển bánh, bà Huệ gép dọn đống vòi, ống lại liền nói: Chú coi đó, một chiếc xe chạy qua mà nhà nào cũng chạy ra ngoắt cả, đón no, đón mãi, xịt hết lốp này đến lốp khác cũng chỉ được 10 ngàn đồng thôi”.
Từ người già, đến trẻ em.... |
..Đều mưu sinh nhờ "phố nước mui" |
Để có nhiều xe vào quán mình đổ nước, họ túc trực 24/24 giờ, chị Hà - một người đổ nước mui tâm sự: Khi nào cũng phải có mặt để đón xe, không kể đêm khuya, gia đình nào cũng vậy, từ cha mẹ cho đến con phải thay nhau tục trực thâu đêm suốt sáng không được bỏ quán. Đêm mào cũng phải có người ngồi để đón xe. Vào mùa nắng nóng, có nhiều xe vào đổ nước nên dù nắng đến mấy cũng phải đội nắng mà làm”.
Mỗi chiếc xe tải, xe khách vào đổ nước được 10 ngàn tiền công chưa trừ chi phí điện, nước... Ở “phố nước mui” được xem ai may mắn nhất là khi có xe tải container vào rửa xe. Bởi rửa một xe như vậy, được 80 đến 100 ngàn còn rửa các loại xe khác được 20 -30 ngàn.
Em Nguyễn Tiến Nam, học sinh lớp 7, Trường THCS Kỳ Nam vừa đi học về đã có mặt tại quán để thay mẹ liền lao ngay vào công việc: “Ở đây đứa nào cũng đội nắng đứng bắt xe cả đó”- Nam nói.
Đối với dân nước mui, sướng nhất là khi ở các tỉnh lận cận trời mưa nhưng chạy qua đoạn đường đèo Ngang trời nắng thì lúc đó bà con “phố nước mui” có việc mà làm, vì xe bùn đất bám đầy khắp xe và dừng lại để rửa. Rửa một cái xe tải hạng nhẹ được 20 - 30 ngàn, nhiều hơn đổ nước mui.
Là một người có thâm niên làm nghề đổ nước mui dưới chân Đèo Ngang 15 năm nay, bác Lê Thị Hồng thổ lộ: "Có những lúc cũng nhục lắm, chúng tôi đi làm chứ có xin họ đâu, chui nơi này, cọ nơi khác sạch sẽ mà có nhiều lúc họ đối xử tệ bạc lắm.
Có những lái xe chờ rửa xong lên xe ngồi nổ máy định chạy. Tôi liền chạy theo xin tiền nhưng rồi ngồi trên xe vướt tiền xuống đất, còn chê nơi này, chỗ kia không sạch, có nhiều người còn cò kè bớt tiền nhưng vì miếng ăn, hôm sau để họ ghé vào quán mình đều phải nhịn".